Polaroid
cat dam
Lịch Sử Giáo Xứ Cát Đàm
ĐÔI DÒNG LƯỢC SỬ GIÁO XỨ CÁT ĐÀM
Giáo xứ Cát Đàm, trước đây là họ Cát Trang thuộc giáo xứ Sa Cát, nằm sát cạnh sông Trà Lý, cách TGM và Nhà thờ Chính tòa chừng 3km về phía Đông-Bắc. Theo Sử Ký Địa Phận Trung, thì từ năm 1722 đã có cha Viên coi sóc họnày. 1 Như vậy dân làng Cát Trang đã được đón nhận ánh sáng Tin Mừng từ rất sớm và rất kiên trung giữ vững đức tinqua nhiều cuộc bách hại đẫm máu dưới những thời kỳ cấm đạo gay gắt của các vua chúa quan quyền xưa kia.
Đến năm 1892, dướithời Cụ Lý Hinh và Cụ Chánh Quế, 2 một ngôi nhà nguyện nhỏ năm gian bằng gỗ được xây dựng theo lối cổ để kính thánh Vinh Sơn (Vincente Ferre). Nơi đây rất nhiều ngườiđã nhận được các ơn lạ Chúa ban nhờ lời chuyển cầu của thánh Vinh Sơn. 3
Khi địa phận Thái Bình được thành lập (9/3/1936), Đức Giám mục tiênkhởi, Juan Casado Thuận OP, đã cho xây dựng nhiều cơ sở mới trong giáo phận. Một trong những công trình phải kể đến đó là Chủng viện Thánh Thomas Mỹ Đức, nay là Chủng viện Thánh Tâm Mỹ Đức, khánhthành cuối tháng 8/1937. Nơi đây đã đón tiếp nhiều Đấng vị vọng trong Giáo hội. Ngày 13/11/1937 đón Đức Khâm sứ Tòa thánh Son Ex. Mgr. A. Drapier, OP tới thăm và dâng lễ.Ngày 19/12/1937 đón Cha M. S.Gillet, OP., Bề trên Tổng quyền Dòng Đaminh tới thăm nhân chuyến kinh lý vùng truyền giáo Đông Dương. 4Tòa nhà Chủng viện ba tầng đồ sộ này nằm trên phần đất nhà thờ họ Mỹ Đức trước kia. Vì thế, khi xây dựng Chủng viện thì số giáo dân ít ỏi của họ Mỹ Đức được sáp nhập vào họ Cát Trang để thành một họ đạo mới lấy tên gọi của một đơn vị hành chính cấp Tổng của xã hội thời bấy giờ đó là : Tổng Cát Đàm thuộc Phủ Thái Ninh. Tổng Cát Đàm (gồm 15 xã): Bồ Xuyên Tả, Cầu Nghĩa, Cầu Nhân,Duy Tân, Hiệp Trung, Hưng Quan, Nam Thọ, Nghĩa Phương,Phương Cúc, Phương Đài, Sa Cát Lương, Sa Cát Giáo, ThượngĐạt, Trường Quan và Vinh Quan . 5 Nhà thờ Cát Đàm ngày nay nằm trên phần địa lý hành chính thôn Nghĩa Phương, xã Đông Hòa, tp. Thái Bình.
Đầu năm 1938 cha Juan Jiménez (Nhân) OP., là chaChính địa phận đồng thời là Bềtrên các cha dòng Đa Minh trong địa phận mới, đã cho xâymột ngôi nhà ba tầng khá kiêncố, rộng 12 mét + dài 32 mét trên một khu đất rộng 10.000 mét vuông nằm bên cạnh phía nam nhà thờ Cát Đàm, để làm trụ sở cha Bề trên Phụ tỉnh củaTỉnh dòng Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi (Holy Rosary) tạiBắc Kỳ, quen gọi là sở cha chính dòng.
Đầu năm 1940 họ Cát Đàm được Đức Giám mục tách ra khỏi xứ Sa Cát để trở thành một giáo xứ mới và thuộc quyền cha Bề trên dòng coi sóc, với số nhân danh khoảng hơn 300. Tháng 2/1940 cha Chính Nhân xin nghỉ hưu và trở về quê hương (Tây Ban Nha) vì tuổi cao sức yếu sau hàng chục năm miệt mà trên cánh đồng truyền giáo. Đến tháng 4/1940 cha Chính Antoni Silva (An), OP., từ địa phận Bắc Ninh được đổi về trị sở Cát Đàm làm bề trên ba địa phận dòng đồng thời coi sóc giaùo xöù Caùt Ñaøm. Tháng 9/1940 cha Bề trên cho tu sửa gian cung thánh của ngôi nhà thờ này để có chỗ làm lễ cho rộng rãi sáng sủa. 6
Từ khi giáo xứ được thành lập, dưới sự chăn dắt của các nhà truyền giáo nhiệt thành, lòng đạo đức của bà con giáo dân như được tiếp thêm một sức sống mới. Các hội đoàn dần dần được hình thành, mọi sinh hoạt của giáo xứ dần đi vào nề nếp và ổn định hơn. Các ngày lễ lớn, các tuần chầu hằng năm và các cuộc rước kiệu được tổ chức long trọng, nhất là trong Tuần Thánh và tháng Mân Côi.
Điều này đã được phần Tin Tức của Văn Côi Tạp Chí mô tả như sau : “... Trong tháng Văn-côi, tối nào cũng chầu Mình Thánh cách trọng thể, lại sửa sang dọn chung quanh nhà thờ lấy đường để đikiệu trong tháng Văn-côi và các ngày đầu tháng quanh năm. Bởi thế trong tháng Văn-côi năm nay giáo hữu trong họ sốt sắng sầm uất hơnmọi năm.
Lại hôm 5-10-40, cha bề trên có bắt đầu mở tuần cấm phòng cho giáo-hữu để dọn mình xưng tội chịu lễ để mừng lễ rất thánh Văn-côi cách trọn thể.
Sáng hôm chủ nhật là chính ngày lễ Văn-côi ; hồi 7 giờ sáng, bề trên ra nhà thờ làm lễ hát cách trọng thể, do hội nghĩa binh hát, cung đàn tiếng hát lên bổng xuống trầm giéo giắt êm đềm của các em nỏ nghĩa binh hát rất hay ; sau phúc âm, cha bề trên diễn thuyết một bài nói về phép lần hạt Văn-côi Đức Bà cách rất hùng hồn ; hôm đó các giáo hữu xưng tội chịu lễ hầu hết hễ là ai đã đi xem lễ thì chịu lễ cả!
Khi lễ đoạn các giáo hữu đua nhau đến viếng nhà thánh rất đông suốt ngày. Hồi 5 giờ chiều có tổ chức cuộc rước kiệu Văn-côi Đức Bà. Các phần việc đã tề tựu sẵn sàng, các người chung quanh miền ấy kéo nhau đến xem đông lắm ; song bị giời mưa to không rước kiệu được, chỉ chầu Mình Thánh trọng thể màthôi ; ai nấy đều lấy làm tiếc vì không được rước kiệu.
Cuộc lễ này đối với các nơi khác thì cũng chẳng cógì là đáng kể cả, song đối với giáo hữu ở đấy thì cũng là điềuđáng khen lòng nhiệt thành của Cha Bề trên và lòng đạo đức các giáo hữu vì số nhân danh có thế, mà sự xưng tội chịu lễ hằng ngày khá đông, là hễ ai đi xem lễ thì cũng dọn mình chịu lễ, còn người không chịu lễ thì ít ; chịu lễ ngày thường hằng ngày cũng tới một trăm”

Sự bình an hạnh phúc của đoàn chiên trong đờisống đức tin thật là văn vỏi! Khi Biến cố di cư 1954 xảy đếnđã để lại nhiều mất mát và thương tổn. Ngày 30/6/1954 hơn 90% bà con giáo dân của giáo xứ bỏ lại nhà cửa, ruộng vườn và phần đất của tổ tiên để theo đoàn người di cư vào Nam. Từ đó hoàn cảnh của giáo xứ cũng trở nên tiêu điều và hoang tàn vì chỉ còn lại 12 gia đình trong 8 nóc nhà; gồm gia đình (Cụ Trùm Châu, Cụ ThủTháp, Cụ Trùm Nghi, Cụ Két San,Cụ Trương Rư, Cụ Trương Tề, Cụ Trương Tửu, Cụ Trùm Tốn và Cụ Trùm Sơ, Cụ Trùm Nơm và Cụ Trương Cừ) vỏn vẹn 40 nhân danh. Số nhân danh ít ỏi cộng với những sự khó khăn của thời cuộc đã làm cho đời sống đạo của người giáo dân trong giáo xứ ngày càng trở nên cơ cực hơn. Nhưng chính những gian nan thử thách đó đã làm cho đời sống đức tin của người giáo dân ngày càng kiên cường hơn để “ xưng đạora trước mặt thiên hạ ”. Đúng như lời Thánh Gia-cô-bê Tông đồ dạy rằng : “ Anh em hãy tự cho mình là được chan chứa niềm vui khi gặp thử thách trăn chiều. Vì như anh em biết: đức tin có vượt qua thử tháchmới sinh ra lòng kiên nhẫn ” (Gc 1,2-3).
Hằng ngày bà con giáo dân vẫn cứ trung thành với việc lần chuỗi Mân Côi sớm tối tại nhà thờ và tại tư gia, đó chính là sức mạnh tinh thần giúp giữ đạo vững vàng hơn để vượt qua những cơn sóng gió. Tuy nhiên, việc thiếu vắng các vị chủ chăn là một sự thiệt thòi lớn cho các tín hữu trong thời kỳ đầy biến động này.
Ngày 16/7/1960 Đức cha Đa Minh Đinh Đức Trụ truyền chức linh mục cho bốn thầy: Giuse M. Đinh Bỉnh, Giuse M. Vũ Văn Vân, Gioakim Trần Trọng Uyên và Giuse M. Bùi VănCẩm. Khoảng tháng 9/1960 cha Giuse Vũ Văn Vân được bổ nhiệm coi sóc giáo xứ Cát Đàm cho đến tháng 1/1963. Sau đó cha được thuyên chuyển về giáo xứ Trung Đồng và ngài đãqua đời tại đây ngày 18/04/1990, hưởng thọ 96 tuổi.
Tháng 5/1963 cha Giuse Maria Đinh Bỉnh, làm chánh xứ Cát Đàm và Sa Cát, cùng với sự phụ giúp của cha Gioakim Trần Trọng Uyên. Cũng trong giai đoạn này cha Giuse phải lo điều hành Chủng viện Mỹ Đức, một thời kỳ đầy sóng gió.
Năm 1972 cha GiuseĐinh Bỉnh đã cho sửa chữa lại gian cung thánh và nối thêm ba gian cuối của nhà thờ Cát Đàm. Sau đó cha còn ở lại Chủng viện cho đến tháng 7/1977 thì ngài trở về Tòa Giám Mục để chuẩn bị cho một sứ vụ mới quan trọng hơn. Cuối năm 1979 Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã chọn ngài làm Giám mục phó giáo phận Thái Bình với quyền kế vị Đức cha Đa Minh và Thánh lễ tấn phong Giám mục được cử hành ngày 8/12/1979.
Tháng 7/1973 Cha Chính Giuse Maria Bùi Văn Cẩm được Bề trên Giáo phận bổ nhiệm làm cha xứ giáo xứ Cát Đàm. Ngay sau đó, tháng 8/1973 họ giáo Cát Nội được tách khỏi giáo xứ Sa Cát để sápnhập vào giáo xứ Cát Đàm. Và đến ngày 15/11/1989, có 22 gia đình với 92 nhân danh thuộc giáo họ Cát Nội được thuyên chuyển về họ nhà xứ để việc phụng vụ được thuận tiện. Tuy nhiên, sự thuyên chuyển này cũng đã gây lên một bầu không khí căng thẳngvì sự lưu luyến với họ giáo mà xưa nay các gia đình này gắn bó. Đến nỗi cha Chính đồng thời cũng là cha xứ sở tại, đã phải trăn trở nhiều : “ Tùy ý cácgia đình, đóng góp họ trong hay họ ngoài. Đâu cũng cố giữ đạo cho mình và cho con cháu ”. [1] Nhưng nhờ ơn Chúa thương mọi sự dần đi vào ổn định và nề nếp. Dưới sự hướngdẫn tài tình của cha Chính, mọi thành phần của giáo xứ khôngphân biệt cũ mới đã chung tay góp sức, một lòng một ý xây dựng nên một cộng đoàn đức tin sống động. Điều này được thể hiện rất rõ qua việc tổ chứccác ngày lễ lớn, các Tuần chầu Thánh Thể thay mặt Giáo phận và việc xây dựng ngôi thánh đường mới hiện nay, tuy chưa hoàn thành nhưng cũng là mộtnỗ lực đầy cố gắng. Ngày 01/2/2003 cha Chính chuyển đi coi sóc giáo xứ Sa Cát sau 30năm gắn bó với đàn chiên nhỏ bé Cát Đàm.
Ngày 17/3/2003 ChaF.X., Ngô Văn Toan được Đức Cha F.X Nguyễn Văn Sang bổ nhiệm làm chánh xứ Cát Đàm nhiệm sở tại Chủng viện Mỹ Đức. Vẫn tiếp nối đường hướng mục vụ của cha Chính Giuse, với tinh thần và nhiệt huyết của một linh mục trẻ ChaF.X., đã mang lại một bầu không khí năng động hơn cho giáo xứ. Cha đã dành nhiều thời gian và công sức cho việc huấn luyện các hội đoàn trong giáo xứ, nhất là giới trẻ. Bên cạnh đó, cha đã huy động bà con giáo dân chỉnh trang lại khuân viên nhà thờ giáo xứ và giáo họ ; làm đường kiệu, xây tường rào và trồng cây xanh tạo nên một quang cảnh đạt ba tiêu chuẩn “ xanh, sạch, đẹp ” mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng và xã hội. Bộ mặt của giáo xứ được thay đổi hằng ngày, nhưng thời gian cha gắn bó với cộng đoàn lại quá ngắn chỉ có 2 năm. Ngày 28/3/2005 Cha F.X., đã phải xa rời cộng đoàn để đảm nhận nhiệm vụ mới. Việc cha ra đi đãđể lại cho cộng đoàn ít nhiều hụt hẫng vì còn rất nhiều chương trình với bao ưu tư trăn trở đành bỏ dở dang.

Nhưng “ đến muôn đời Chúa vẫn trọn tình thương ”, ngay ngày hôm sau 29/3/2005cả cộng đoàn giáo xứ đã vui mừng đón cha xứ mới, Cha Luca Nguyễn Văn Định. Với tính tình trầm lặng và tâm hồn sâu sắc Cha Luca đã đề cao đờisống nội tâm hơn là những hình thức bên ngoài. Cha đã mời gọi sự đóng góp của bà con để tu bổ gian cung thánh và làm bàn thờ mới, một bàn thờ bằng đá to nhất giáo phận.Với thời gian hơn ba năm coi sóc, cha đã điều hành giáo xứ trong sự ổn định và an bình. Ngày 02/6/2008 cha được TGMsai đến với đàn chiên của giáo xứ Thượng Phúc, Cam Châu và Xá Thị.
Ngày 22 tháng 5 năm 2008, Đức cha F.X. NguyễnVăn Sang đã ký Văn thư Bổ nhiệm cha Giuse Lý Văn Thưởng, OP., làm chánh xứ Cát Đàm, nhiệm sở tại Chủng viện Mỹ Đức. Và trong một nghi

HomeTrang chủ
Copyright Mr.Vuong
Powered byXtgem.com
Daly : 5|Total : 2422